Main | Registration | Login | RSSThứ 3, 19/03/2024, 18:19

CON SẼ THÔNG MINH
NỘI DUNG
SLIDE ẢNH
PHÂN LOẠI
Để Bé thông minh hơn [9]
Những thông tin cần thiết giúp Bé thông minh hơn
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
[30/11/2011]
Đánh giá tâm lý vận động của trẻ bằng Test Denver II 
[28/10/2010]
Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Không chỉ là khả năng làm toán siêu tốc 
[09/10/2010]
Trẻ em làm toán siêu tốc 
[07/11/2010]
Nhân nhẩm "siêu tốc" - Con bạn cũng có thể làm được 
[29/08/2011]
CƠ HỘI ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ LÀM VIỆC TẠI UCMAS GENIUS CENTER 
UCMAS GENIUS
BÀI MỚI NHẤT
[25/12/2012]
MỜI QUÝ KHÁCH GHÉ THĂM NHÀ MỚI CỦA CHÚNG TÔI 
[23/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[22/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[06/11/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 12.2012 
[23/10/2012]
Lịch khai giảng các lớp Mỹ thuật - Tạo hình, chương trình khuyến học LỜI TRI ÂN (miễn 100% học phí trong 3 tháng cho các HS của Trung tâm) 
[23/10/2012]
Chương trình Khuyến học LỜI TRI ÂN 
[20/10/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 10.2012 
[22/09/2012]
Bộ môn KỸ NĂNG SỐNG tuyến sinh 
[02/09/2012]
Tư duy tích cực hay câu chuyện về nửa ly nước đầy 
[30/08/2012]
10 nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp 
XEM THEO TỪ KHÓA
Cuộc thi quốc tế số học trí tuệ lần phát triển tư duy thông minh trẻ em bí quyết thực phẩm giúp thông minh phát triển trí tuệ Bản đồ tư duy phát triển trí tuệ Trí thông minh cho trẻ trò chơi trí thông minh Suy ngẫm EQ - Trí thông minh cho trẻ Trí thông minh cảm xúc EQ bàn tính gảy số học trí tuệ ucmas tăng chiều cao kỹ năng sống Tieng Anh cham soc be nuôi dạy con EQ - Trí thông minh cảm xúc
CHIA SẺ LÊN MẠNG

Mọi người nói gì về UCMAS ???

Môn Bàn tính và Số học Trí tuệ UCMAS: Học thế nào để đạt hiệu quả cao?

HS hứng thú với giờ học UCMAS
Tạp chí GDTĐ số 6+7 (tháng 5,6) đã đăng tải bài viết: "Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Không chỉ là khả năng làm toán siêu tốc” của tác giả Nguyễn Vũ. Thời gian qua, có rất nhiều phụ huynh quan tâm, gửi thông tin hỏi về chương trình này. Tạp chí GDTĐ số này tiếp tục đăng tải thông tin cụ thể hơn về chương trình học mới lạ, hữu ích này.


Trao đổi với Tạp chí, Th.s Thành Minh Hiền- Giám đốc Công ty CP Tư vấn và Phát triển giáo dục quốc tế (IECC) cho biết: Hiện nay chương trình học đã mở rộng ở 30 trung tâm tại các tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh với trên 3000 học sinh theo học…Để đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng lớn của HS, UCMAS đã tập trung nâng số lượng và chất lượng đội ngũ giáo viên theo các cấp độ đào tạo. Đội ngũ giáo viên ngoài yêu cầu về nghiệp vụ, năng lực sư phạm, còn phải hội tụ các yếu tố: yêu trẻ, nhiệt tình, sáng tạo trong công việc, hàng tuần tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn với sự hỗ trợ của chuyên gia đến từ Malaysia.

Cô giáo Bùi Thị Thanh Loan- giáo viên tham gia giảng dạy những lớp học đầu tiên chương trình UCMAS tại Việt Nam nhận định: Phần lớn HS tỏ ra rất yêu thích môn học. Học UCMAS các em học mà chơi, chơi mà học, ngoài học bàn tính còn lồng ghép với các chương trình ngoại khóa nên tạo sự thoải mái, nhẹ nhàng cho các em. Sau một thời gian theo học chương trình này, điểm số của các em ở lớp học chính khóa có nhiều tiến bộ đáng kể. Các em phản ứng nhanh hơn, linh hoạt hơn trong học tập, đồng thời tiếp thu kiến thức cũng chắc hơn, hiểu sâu và ghi nhớ bài học trên lớp lâu hơn…

Trước những băn khoăn của phụ huynh học sinh về độ tuổi học tốt nhất của trẻ em, cách thức học tốt nhất cho các em, sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh khi các em ôn bài ở nhà, việc tổ chức các kỳ thi…, Th.s Thành Minh Hiền giải thích: Theo các nghiên cứu khoa học, các tế bào não phát triển nhanh nhất ở độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi, khi trẻ em 7 tuổi, não đã phát triển được 75% thì quá trình này sẽ chậm lại. Khi các em trưởng thành đến lứa tuổi thanh thiếu niên, việc tư duy sẽ dựa trên lý trí và các em chủ yếu tư duy với não trái. Vì vậy, là cha mẹ học sinh, để khám phá và phát triển trí tuệ của trẻ, cần biết rằng độ tuổi học tập tốt nhất của con mình là trước 15 tuổi.

Hàng năm, Tập đoàn giáo dục UCMAS phối hợp với Hiệp hội số học trí tuệ và Bàn tính Trung Quốc tổ chức kỳ thi phân cấp quốc tế về số học trí tuệ và tính toán bằng bàn tính 2 lần 1 năm. Có cấp bậc từ 1 đến 10 cho đến cấp bậc xuất sắc. Cấp bậc xuất sắc là điểm thành tích đạt được cao nhất của kỳ thi. Kết quả của kỳ thi sẽ được phân loại thành cấp bậc: Đặc biệt, Tốt, Đạt và Trượt. Tất cả học viên vượt qua được kỳ thi sẽ được cấp chứng chỉ. Bên cạnh đó, định kỳ 1 lần một năm, tập đoàn UCMAS tổ chức một kỳ thi quốc tế để các học viên chương trình Bàn tính và số học trí tuệ ở tất cả các nước có cơ hội thi đấu, cạnh tranh giành giải thưởng và đem lại vinh quang cho chương trình Số học trí tuệ nước nhà.

Về thi đấu quốc gia: Hiện nay, hệ thống UCMAS Việt Nam đang ngày càng phát triển. Để khuyến khích sự học hỏi, tiến bộ của học sinh. Công ty IECC sẽ tổ chức kỳ thi Quốc gia môn học Bàn tính và số học trí tuệ định kỳ 1 năm một lần.

Th.s Hiền tư vấn: Để học UCMAS hiệu quả và thành công, ngoài sự hướng dẫn của giáo viên còn cần sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh khi các em học ở nhà. Phụ huynh cần nhắc nhở con luyện tập hàng ngày ở nhà trong khoảng 10-15 phút để tăng cường kỹ năng tưởng tượng của con. Một điều rất quan trọng là hãy tạo điều kiện để con hoàn thành cả 10 trình độ. Sự tiến triển mà cha mẹ thấy được sau vài học trình đầu sẽ làm cha mẹ trẻ hài lòng nhưng cần phải thấy rằng hoàn thành đủ 10 trình độ mới là đỉnh của Số học Trí tuệ. Học sinh nên hoàn thành đủ 10 trình độ để có được tất cả các kỹ năng mà chương trình UCMAS mang lại.

Hoàng Anh (Sở giáo dục và đào tạo Hà nội)




Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Không chỉ là khả năng làm toán siêu tốc




Trong khi các thầy cô giáo, những người chứng kiến còn loay hoay bấm chiếc máy tính cầm tay mà chưa cho ra kết quả, thì một học sinh 8 tuổi đã hoàn thành xong một phép tính nhằng nhịt các con số ngẫu nhiên với một kết quả hoàn toàn chính xác. Đây là một trong những màn trình diễn ngoạn mục của học viên theo học chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS. Rất nhiều phụ huynh đã đặt câu hỏi: Chương trình học này có gì đặc biệt mà lại mang đến cho học sinh điều kỳ diệu đến vậy?

Máy tính chào thua

Theo dõi phần giải toán của một học sinh lớp 3 đến từ Malaysia tại trường TH Nguyễn Tri Phương, nơi con trai mình đang theo học, chị Tâm cũng hăm hở cầm chiếc máy tính để kiểm tra độ chính xác trong bài tính của cậu bé. Nhưng dù tập trung cao độ đến mấy, bấm máy tính nhanh đến mấy, chị cũng chào thua, bởi cậu bé đã đưa ra một kết quả hoàn toàn chính xác chỉ trong 6 giây, trong khi chị chưa kịp bấm xong những dãy số ghi trên giấy. Không chỉ chị Tâm, mà nhiều phụ huynh khác cũng không kịp hoàn thành con tính trên máy tính trong khi cậu bé người Malaysia đã hoàn thành phần thi của mình trong tiếng vỗ tay tán thưởng của cả trường. Ngạc nhiên này nối tiếp ngạc nhiên khác, khi những dãy số giành cho cậu bé càng dài hơn, lớn hơn. Vậy mà cậu bé vẫn rất bình tĩnh cho ra một kết quả hoàn toàn chính xác với thời gian bỏ xa các chiếc máy tính đang hoạt động hết công suất. Phải chăng cậu bé là "Thần đồng”? Nhiều phụ huynh học sinh đã nhận định như vậy khi đi tìm câu trả lời về khả năng giải toán siêu tốc này?

Th.s Thành Minh Hiền - Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Giáo dục Quốc tế (IECC), người tiên phong đưa chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS vào Việt Nam đã xóa tan nỗi băn khoăn của các bậc phụ huynh, chị cho biết: Các em này hoàn toàn là học sinh bình thường, hiện đang theo học trường TH ở Malaysia, điều khác là các em đã có 3 - 4 năm theo học chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS. Chương trình học này đã giúp trẻ có được những thao tác nhanh và chuẩn xác như vậy.

Phép màu từ chiếc bàn tính gẩy

Th.s Hiền lý giải: Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS là tiến trình giúp trẻ phát triển não trái và não phải. Đây là kỹ năng sử dụng bàn tính bằng việc chạm đầu ngón tay vào hạt bàn tính để truyền từ hạt bàn tính thành con số và thực hiện tính toán cơ bản. Vì vậy, bước quan trọng đầu tiên của kỹ năng này là học cách sử dụng và thao tác với bàn tính.

Khi trẻ đã quen với bàn tính thì có thể chuyển sang số học trí tuệ bởi đây là sự tưởng tượng bàn tính bằng trí não mà không cần sử dụng bàn tính thật. Bằng việc sử dụng bàn tính tưởng tượng, trẻ có thể chuyển thông tin về con số từ não trái thành hình ảnh bàn tính hay là di chuyển hình ảnh hạt bàn tính trong não phải.

Theo học chương trình này, trẻ sẽ được rèn luyện trí nhớ. Bên cạnh đó, các em sẽ nâng cao được khả năng tính toán, với bàn tính rất dễ học. Với khả năng tính toán được nâng cao, trẻ sẽ không còn sợ học môn toán nữa.

Chị Hồng Trang (quận Cầu Giấy) cho con theo học chương trình này được 4 tháng, nhìn nhận: "Sau một thời gian học với chiếc bàn tính gẩy, con gái tôi đã có khả năng tính toán cũng như học các môn khác nhanh nhạy hơn, khả năng tập trung tốt hơn. Cháu không còn bị lệ thuộc vào chiếc máy tính mà trước đó, chỉ một phép tính đơn giản nhất tôi cũng thấy cháu phải lôi máy tính điện tử ra để bấm. Đặc biệt, cháu trở nên ham học hơn. Tôi thấy chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS không chỉ mang đến cho trẻ khả năng tính toán nhanh mà điều quan trọng là khả năng tập trung cao độ trong quá trình tư duy. Qua đó, các cháu được rèn luyện khả năng làm việc bằng trí não với cường độ cao, trí tưởng tượng và trí nhớ tốt”.

Được coi là một công cụ tốt để phát triển bộ não con người, chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS phù hợp với học sinh từ 4 - 12 tuổi. Theo Th.s Hiền: Trong khi chương trình học vẫn đang được xem xét điều chỉnh thì đây là một hình thức để giảm tải. Với một bài cần tới nửa tiếng để học thuộc lòng thì khi có kỹ năng này, các em chỉ cần tới 5 - 10 phút để làm việc đó. Một phép toán cộng trừ phức tạp có thể chỉ thực hiện trong 2 - 3 giây.

Mới đây, Công ty Cổ phần Tư vấn và Phát triển Giáo dục Quốc tế (IECC) đã phối hợp với Tập đoàn Giáo dục UCMAS Malaysia tổ chức kỳ thi cấp Chứng chỉ Quốc tế cho các cấp độ của "Chương trình đào tạo bàn tính và số học trí tuệ UCMAS”. Một năm IECC phối hợp với Tập đoàn Giáo dục U C MAS Malaysia tổ chức 2 kỳ thi cấp Chứng chỉ Quốc tế cho học sinh U C MAS và đây là kỳ thi đầu tiên của chương trình với 930 học sinh tham gia. Kỳ thi sẽ khẳng định kết quả của học sinh Việt Nam trong tính toán số học, tạo nền tảng cho việc tham gia thi Quốc gia và thi Quốc tế cho môn học này. Hiện nay, chương trình đã được triển khai qua 17 năm tại 45 nước trên thế giới và có hàng triệu học sinh tham gia. Chương trình được đưa vào Việt Nam từ tháng 3 năm 2009, đến nay đã có 25 trung tâm đào tạo tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Ninh và số lượng học sinh tham gia lên đến gần 3000 em.

 

Nguyễn Vũ



Điều kỳ diệu từ chiếc bàn tính gẩy 
 
01/04/2009 10:58 
Cậu bé Chong Jun Ee giải bốn phép tính nhân có kết quả đến số hàng nghìn trong vòng chưa đến 10 giây (ảnh chụp tại Trường Tiểu học Kim Đồng, Hà Nội). Ảnh: Quý Hiên
Bằng chiếc bàn tính tưởng tượng, chỉ từ chưa đầy một đến vài giây, cậu bé tám tuổi Chong Jun Ee đã thực hiện xong  phép tính cộng trừ dãy số có nhiều chữ số.

Thầy giáo người Malaysia của Chong khẳng định, 85 phần trăm học sinh theo học chương trình bàn tính và số học trí tuệ đạt được kết quả như Chong.

Yap Wai Lun (14 tuổi) và Chong Jun Ee (tám tuổi) là hai trong số các thành viên của đoàn khách Malaysia sang Hà Nội quảng bá cho chương trình bàn tính số học và trí tuệ (tập đoàn U C MAS) từ ngày 25 đến 29/3.

Để trình diễn khả năng tính toán của các em, ông Chris Chew, người phụ trách Marketing của U C MAS viết lên bảng những dãy số (theo yêu cầu của khán giả). Thoạt tiên chỉ là cộng trừ những dãy số có từ hai đến năm chữ số. Người trình diễn trước là Chong.


"Theo quan sát của tôi, sở dĩ người ta trình diễn khả năng tính toán bởi vì sự dễ nhận thấy của nó. Cái lớn hơn mà các con sẽ đạt được khi học chương trình này là khả năng tập trung cao độ trong quá trình tư duy. Nhờ đó, học sinh được rèn luyện khả năng làm việc bằng trí não với cường độ cao, trí tưởng tượng và trí nhớ tốt" - Cô Lê Hà, giáo viên trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm 

"Với tôi, điều hấp dẫn nhất của chương trình này chính là việc phá vỡ sự lệ thuộc vào các công cụ tính toán hiện đại của trẻ con. Thế hệ của chúng tôi được học bàn tính gẩy, dù không đạt được kỹ năng tinh xảo như chương trình mà U C MAS giới thiệu nhưng chúng tôi đều tự tính toán được nhiều phép tính phức tạp. Còn trẻ con hiện nay thì với cả những phép tính đơn giản nhất cũng phải lôi máy tính điện tử ra để bấm" - Chị Huệ, phụ huynh học sinh


Em quay lưng lại với dãy chữ số đang được viết ngày càng dài. Lần này là một phép tính cộng trừ hỗn hợp của một dãy mười số có hai chữ số. Ông Chris hô: "Start” (bắt đầu), Chong quay ngoắt người lại, ngay tắp lự dùng bút viết bảng điền ngay kết quả vào cuối dãy số. Tiếng trầm trồ lan tỏa trong khán phòng rồi tiếp đó là tràng pháo tay.

Phiên dịch chuyển lời nhắc nhở của ông Chris: "Các bạn cần kiểm tra lại rồi hãy khen ngợi chúng tôi”. Nhiều khán giả như sực tỉnh, vội rút điện thoại ra hý hoáy bấm. Khi có tín hiệu từ khán giả, ông Chris đánh dấu xác nhận kết quả đúng. Tràng pháo tay lại nổi lên.

Cứ vậy, Chong và Wap thay nhau điền kết quả các phép tính. Không chỉ cộng, trừ, nhân, chia mà còn cả khai căn. Lần nào cũng như lần nào, Chong và Wap điền kết quả lên bảng chỉ trong vòng từ chưa đầy một giây đến vài ba giây. Lần trả lời chậm nhất của Chong là tám giây, khi phải thực hiện một lúc ba phép tính hai chữ số nhân hai chữ số, và của Wap là 11 giây (ba phép tính ba chữ số nhân hai chữ số). 

Mỗi một bài tính đố được đưa ra, khán giả lại bở hơi tai khi phải chạy đua với các em. Họ vẫn mải mê bấm máy tính khi các em đã viết ra đáp số tự bao giờ.

Chị Huệ, một phụ huynh có hai con là học sinh trường Tiểu học Kim Đồng (Ba Đình, Hà Nội) kể: "Trong buổi trình diễn đầu tiên, tôi và một cô bạn (đều là thạc sĩ các ngành về khoa học tự nhiên) ngồi cạnh nhau. Chúng tôi nói đùa, hai thạc sĩ với một cái máy tính mới bằng cậu bé tám tuổi. Để theo kịp cậu bé, chúng tôi phân công nhau người này đọc đề cho người kia nhập số vào máy tính điện tử”.

Nhưng có những lúc thì ngay cả hai thạc sĩ cũng đành buông máy tính chào thua ngay từ khi đề bài được xướng lên. Đó là lúc Chong trình diễn khả năng cộng, trừ hai phép tính cùng một lúc. Miệng ông Chris xướng lên các con số (phép tính thứ nhất), tay ông tung giơ ra các tấm bìa ghi các chữ số (phép tính thứ hai). Tấm bìa cuối cùng rơi xuống thì cũng là lúc Chong đọc cùng lúc hai đáp số. 

Bí quyết nằm trong chiếc bàn tính gẩy


Khán giả ra đề

Tại Hà Nội, tập đoàn U C MAS tổ chức sáu buổi trình diễn làm tính nhanh, trong đó có ba buổi diễn ra ở các trường tiểu học Kim Đồng, Trung Hoà, Đoàn Thị Điểm. Để đảm bảo tính khách quan của đề bài, mỗi khán giả xướng tên một con số (bằng tiếng Việt) cho người dẫn chương trình ghi lên bảng (người trình diễn không biết tiếng Việt và đứng quay lưng với bảng). Có những đề bài có bao nhiêu con số là do bấy nhiêu khán giả xướng lên. 

Chẳng hạn, tại trường tiểu học Kim Đồng, Chong và Wap trình diễn ngay tại sân trường trước sự chứng kiến của hàng trăm học sinh. Do đó, những người ra đề là chính học sinh. Bất kỳ học sinh nào giơ tay cũng được chỉ định lên sân khấu để viết đề lên bảng. Ngoài ra, người dẫn chương trình còn tổ chức cho các em chơi trò đi siêu thị. 

Mỗi học sinh chọn ngẫu nhiên một món đồ (có đính giá tiền) rồi xếp vào giỏ. Người dẫn chương trình lần lượt lôi các món đồ ra khỏi giỏ với tốc độ khá nhanh (người trình diễn chỉ kịp thoáng nhìn thấy các con số). Khi giỏ hàng trống trơn cũng là lúc người trình diễn đưa ra tổng số tiền các em phải trả. 

Kết quả, các đáp án đều chính xác tuyệt đối. Một giáo viên chứng kiến màn trình diễn thốt lên: "Nhanh hơn gấp nhiều lần việc tính tiền ở siêu thị”.


Trò chuyện với Tiền Phong, một thanh niên người Malaysia mà Chong và Wap gọi là thầy giáo Tân khẳng định, 85 phần trăm số học sinh hoàn thành chương trình bàn tính và số học trí tuệ đều có thể đạt được khả năng tính toán như Chong và Wap. 

Cách đây 16 năm, thầy giáo Tân là một trong những học sinh đầu tiên ở Malaysia theo học chương trình bàn tính và số học trí tuệ. "Đây không phải là khóa đào tạo dành riêng cho những em nhỏ mà chúng ta quen gọi là thần đồng.

Chương trình được thiết kế để dạy cho tất cả trẻ em có trí tuệ bình thường. Lứa tuổi tốt nhất để theo học là từ bốn đến 12 tuổi. Người lớn cũng học được nhưng phải nỗ lực gấp mười lần thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Nhưng khi đã học xong thì suốt đời bạn sẽ không quên kỹ năng tính toán nhanh” - thầy Tân chia sẻ.

Bí quyết thành công của chương trình bàn tính và số học trí tuệ chính là chiếc bán tính gẩy (hay còn gọi là bàn tính hạt gỗ, bàn tính Trung Quốc). Theo nhiều nguồn tư liệu, chiếc bàn tính gẩy có lịch sử 5.000 năm và hiện nay vẫn được sử dụng để tính toán ở nhiều nước châu Á. Có rất nhiều sự sáng tạo để phục vụ việc tính toán thuận lợi xung quanh chiếc bàn tính này.

Ở Malaysia, GS – TS Dino Wong (sáng lập viên tập đoàn U C MAS) là người có công đầu tiên trong việc hình thành, phát triển chương trình đào tạo các em kỹ năng sử dụng bàn phím, qua đó kích thích sự phát triển trí não của trẻ không chỉ trong việc tính toán mà trong khả năng tư duy nói chung.

Ông Chris, phụ trách Marketting của U C MAS chia sẻ: "Loại bàn tính gẩy mà chúng tôi dùng hiện nay là loại 1/4 (gióng trên một hạt, gióng dưới bốn hạt). Nhằm kích thích mạnh mẽ vào dây thần kinh ở các đầu ngón tay, chúng tôi thiết kế các hạt có hình dẹt (bàn tính Trung Quốc cổ truyền có hạt hình tròn). Nếu như cách dùng thông dụng là dùng một bàn tay để gẩy các hạt thì chương trình của U C MAS thiết kế để cả 10 ngón tay gẩy hạt”.

Theo học chương trình, thoạt tiên học sinh được học cách sử dụng và thao tác bàn tính. Các hạt bàn tính là những vật hữu hình nhằm giúp trẻ có được khái niệm về các con số. Từ các con số, trẻ có khái  niệm về số lượng. Khi đã quen với các kỹ thuật sử dụng và thao tác bàn tính, trẻ bắt đầu được học số học trí tuệ.

Lúc này, trước mỗi bài tính, trong đầu trẻ sẽ hiện lên chiếc bàn tính tưởng tượng. Thay vì lấy các ngón tay gẩy hạt, các hạt của chiếc bàn tính tưởng tượng sẽ di chuyển theo sự điều khiển của trí não trẻ.

Nhờ vậy, trẻ có thể tính toán dãy số có 10 chữ số và 10 dòng bằng phép tính cộng và trừ, hay làm phép tính nhân hoặc chia những con số lớn trong khoảng thời gian cực ngắn (bình quân vài giây/ phép tính). 

 

Giáo sư Tiến sĩ Dino Wong (trái) đã đưa chiếc bàn tính gẩy thương hiệu U C MAS này đến hơn 40 nước trên thế giới. Ảnh: Quý Hiên

U C MAS mở khóa học đầu tiên ở Malaysia năm 1993 thì năm 1997 được Bộ trưởng Bộ Giáo dục Malaysia (hồi đó là ông Dato Seri Najib) mời trình diễn. 

Năm 2003, môn học bàn tính và số học trí tuệ được đưa vào giảng dạy chính thức trong các trường tiểu học Malaysia. 

Hiện tại, U C MAS có đại lý ở hơn 40 nước với khoảng 2.000 trung tâm, trong đó có các nước Mỹ, Canada, Anh. 

Trong 16 năm qua, ước tính có khoảng hơn một tỷ người trên thế giới theo học chương trình bàn tính và số học trí tuệ của U C MAS. Dự kiến, tháng 5/2009 đại lý đầu tiên của U C MAS tại Việt Nam sẽ được mở ở Hà Nội. 

Một chương trình bàn tính và số học trí tuệ gồm có 10 khóa học, mỗi khóa học kéo dài ba tháng (2 tiếng/tuần). Tuy nhiên, chỉ cần theo học một khóa học (48 tiếng), người học có thể trình diễn những phép tính đơn giản (cộng, trừ dãy số có một – hai chữ số trong vòng một vài giây).

Theo Quý Hiên / Tiền Phong

Trẻ em làm toán siêu tốc

Vừa nghe xong hiệu lệnh, cậu bé 9 tuổi quay lại phía chiếc bảng chằng chịt phép tính, liếc nhanh từ trên xuống dưới rồi ghi luôn kết quả, trong khi bên dưới các cô giáo vẫn loay hoay bấm chiếc máy tính cầm tay.

> Clip trẻ làm phép tính siêu tốc nhờ bàn tính ảo

Không chỉ vậy, sau khi nghe thầy giáo đọc nhanh phép tính cộng trừ 6 số hàng chục được chọn ngẫu nhiên, cậu học sinh không chần chừ đưa ra kết quả chính xác. Thậm chí, chỉ cần nhìn lướt qua giá tiền của 10 món đồ trong giỏ, cậu bé đã đọc được tổng số tiền mà người mua phải trả...

Đây là một phần buổi trình diễn của học sinh chương trình đào tạo "Bàn tính và số học trí tuệ" của Tập đoàn UC MAS - Malaysia tại Tiểu học Kim Đồng (Hà Nội) chiều 26/3, nhân dịp chương trình này lần đầu được giới thiệu tại Việt Nam.

Chăm chú theo dõi phần trình diễn, chốc chốc hàng trăm học sinh lại ồ lên vì ngạc nhiên bởi khả năng tính toán siêu tốc của cậu bé 9 tuổi người Malaysia, theo học chương trình "Bàn tính và số học trí tuệ" được 4 năm. Còn các cô giáo, dù dùng máy tính cầm tay nhưng luôn đưa ra kết quả chậm hơn cậu học trò.

Làm phép tính. Ảnh: Tiến Dũng.
Không phải thần đồng nhưng sau 4 năm theo học chương trình của UC MAS, cậu bé này đã nhẩm ra kết quả của phép tính phức tạp ghi trên bảng, trong vòng 2 giây. Ảnh: Tiến Dũng.

"Bàn tính và số học trí tuệ" UC MAS là tiến trình giúp trẻ phát triển não trái và não phải. Đây là kỹ năng sử dụng bàn tính bằng việc chạm đầu ngón tay để truyền từ hạt bàn tính thành con số và để thực hiện tính toán cơ bản. Vì vậy, bước quan trọng đầu tiên của kỹ năng này là học cách sử dụng và thao tác với bàn tính.

Khi trẻ đã quen với bàn tính thì có thể chuyển sang số học trí tuệ bởi đây là sự tưởng tượng bàn tính bằng trí não mà không cần sử dụng bàn tính thật. Bằng việc sử dụng bàn tính tưởng tượng, trẻ có thể chuyển thông tin về con số từ não trái thành hình ảnh bàn tính hay là di chuyển hình ảnh hạt bàn tính trong não phải.

Khi nghe đọc một loạt phép toán, các ngón tay của cậu bé liên tục hoạt động trên chiếc bàn tính ảo được lập sẵn trong đầu. Với những phép tính như thế này, cậu bé 9 tuổi này chỉ cần tới 2 giây.
Sau khi đã thành thạo với hạt bàn phím, với phép tính trên cậu bé 9 tuổi này tự tưởng tượng ra bàn phím ảo và thực hiện giải chỉ trong vài giây.

Phó văn phòng Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Quang Đông Thành cho hay, trong khi học sinh đang kêu quá tải và chương trình học vẫn đang được xem xét điều chỉnh thì đây là một hình thức giảm tải. Với một bài cần tới nửa tiếng để học thuộc lòng thì khi có kỹ năng này, các em chỉ cần tới 5-10 phút để làm việc đó.

Ra đời từ năm 1993, hiện, UC MAS đã có mặt tại 40 nước, trong đó có Anh, Mỹ, Australia, Canada, Trung Quốc, Indonesia... Sắp tới, chương trình này sẽ được dạy tại Việt Nam.

Tiến Dũng (VnExpress)

TIN TUYỂN SINH
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
LỊCH ÂM DƯƠNG
TÌM KIẾM
ĐĂNG NHẬP
Section categories
Để Bé thông minh hơn [9]
Những thông tin cần thiết giúp Bé thông minh hơn

Copyright Công ty CP phát triển giáo dục Tài năng Việt © 2024