Main | Registration | Login | RSSThứ 7, 27/04/2024, 11:35

CON SẼ THÔNG MINH
NỘI DUNG
SLIDE ẢNH
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
[30/11/2011]
Đánh giá tâm lý vận động của trẻ bằng Test Denver II 
[28/10/2010]
Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Không chỉ là khả năng làm toán siêu tốc 
[09/10/2010]
Trẻ em làm toán siêu tốc 
[07/11/2010]
Nhân nhẩm "siêu tốc" - Con bạn cũng có thể làm được 
[29/08/2011]
CƠ HỘI ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ LÀM VIỆC TẠI UCMAS GENIUS CENTER 
UCMAS GENIUS
BÀI MỚI NHẤT
[25/12/2012]
MỜI QUÝ KHÁCH GHÉ THĂM NHÀ MỚI CỦA CHÚNG TÔI 
[23/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[22/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[06/11/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 12.2012 
[23/10/2012]
Lịch khai giảng các lớp Mỹ thuật - Tạo hình, chương trình khuyến học LỜI TRI ÂN (miễn 100% học phí trong 3 tháng cho các HS của Trung tâm) 
[23/10/2012]
Chương trình Khuyến học LỜI TRI ÂN 
[20/10/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 10.2012 
[22/09/2012]
Bộ môn KỸ NĂNG SỐNG tuyến sinh 
[02/09/2012]
Tư duy tích cực hay câu chuyện về nửa ly nước đầy 
[30/08/2012]
10 nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp 
XEM THEO TỪ KHÓA
Cuộc thi quốc tế số học trí tuệ lần phát triển tư duy thông minh trẻ em bí quyết thực phẩm giúp thông minh phát triển trí tuệ Bản đồ tư duy phát triển trí tuệ Trí thông minh cho trẻ trò chơi trí thông minh Suy ngẫm EQ - Trí thông minh cho trẻ Trí thông minh cảm xúc EQ bàn tính gảy số học trí tuệ ucmas tăng chiều cao kỹ năng sống Tieng Anh cham soc be nuôi dạy con EQ - Trí thông minh cảm xúc
CHIA SẺ LÊN MẠNG

Trang chính

Main » 2010 » Tháng mười hai » 3 » Giáo dục đúng cách để nâng cao EQ của con cái
13:20
Giáo dục đúng cách để nâng cao EQ của con cái

Tại các Trung tâm tư vấn tâm lý, giáo dục, bên cạnh những đứa trẻ bị rối nhiễu tâm lý, bị thiểu năng, gặp nhiều khó khăn trong học tập, các chuyên viên cũng gặp không ít các bậc cha mẹ có đứa con thông minh, khoẻ mạnh nhưng lại không dễ dàng đạt thành công như ý.

IQ cao chưa đủ

Một bà mẹ bộc lộ âu lo: "Con gái tôi đang học lớp 10. Nó học giỏi, lẽ ra phải được bạn bè yêu quý, nể phục, đằng này nó rất cô đơn. Nó hay than trong lớp chẳng có ai muốn kết thân với con, trừ mấy đứa đua đòi, chỉ chơi để mượn tiền. Cứ sắp đến ngày sinh nhật là con bé lại buồn, lại nói với tôi mẹ đừng tổ chức, bạn bè của chắc chẳng ai đến đâu. Tôi hay hỏi con hay là tại con ít quan tâm, ít nói chuyện với bạn bè. Con bé chỉ lắc đầu: "Con thích học nhưng chán phải ngồi trong lớp!”.

Bà L.H.T lại có nỗi lo khác. Con gái bà sau khi tốt nghiệp đại học, được tuyển ngay vào một công ty bảo hiểm. Bà rất vui mừng và hãnh diện vì con. Nhưng chỉ sau 3 tháng làm việc, con bà có ý muốn chuyển cơ quan, vì: "Chỉ có ông sếp là bình thường với con, còn những người khác, hoặc là lạnh nhạt, hoặc là chỉ trích, nói xấu...”. Bà tự hỏi không biết có phải vì con gái bà giỏi giang, được việc nên bị đồng nghiệp ghét bỏ, gièm pha? Nhưng khi chuyển sang cơ quan khác, tình hình cũng không sáng sủa hơn bao nhiêu. Bà nói: "Con tôi là đứa thông minh, nhanh nhẹn, luôn được bố mẹ cưng chiều và đạt nhiều hy vọng. Khi con tốt nghiệp Đại học, tôi nghĩ nó sẽ dễ dàng gặt hái thành công. Nhưng trục trặc lại không ở khâu chuyên môn, mà lại ở cách cư xử. Con tôi hay than: "Đi làm chán quá. Chỉ có cạnh tranh, giành giật, không có tình người, tình cảm. Nó sút cân, mất ngủ, tôi rất lo”. Sau khi làm trắc nghiệm, biết chỉ số thông minh của con trai rất cao, bà N.T.Q vẫn không an tâm: "Tôi sợ nó không qua nổi cấp 3. Nó hay nản chí, gặp chuyện buồn hay buông xuôi. Như hồi thi vào cấp 3, điểm Toán bị thấp, suýt rớt, nó cứ dằn vặt, khổ sở mãi, cứ đòi nghỉ học. Vì con tôi học giỏi nên nó rất khó tha thứ cho mình. Tôi khuyên giải mãi con tôi mới nguôi ngoai. Tôi lo cứ mỗi lần gặp thất bại, nó rất khó gượng dậy”.

"Chỉ số EQ là chỉ số có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục của xã hội và đặc biệt là của gia đình. Nói cách khác, bố mẹ với nỗ lực và ý thức của mình có thể nâng chỉ số EQ của con cao hơn”.

Cần thêm cả EQ

Trong tâm lý học, người ta thường nhắc đến chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotient) để xem xét khă năng tư duy, duy lý của một đứa trẻ. Phần lớn các bậc cha mẹ ngày nay, nhất là vùng đô thị, thường tập trung "bồi dưỡng” cho con học thật nhiều, học cho giỏi để có nghề nghiệp ổn định sau này. Nhưng còn một chỉ số khác, chỉ số thông minh về cảm xúc EQ (Emotional Intelligence Quotient) đánh giá về lối sống, về khả năng hoà nhập gia đình và cộng đồng, vẫn bị xem nhẹ theo kiểu "Trăng đến rằm thì trăng tròn”

Phần lớn các nhà tâm lý học ủng hộ quan điểm đo lường tâm trí, cho rằng IQ là một con số tương đối hằng định, hầu như không thay đổi trong đời một con người. Nói cách khác, cấu trúc sinh học là yếu tố chính quyết định chỉ số thông minh. Có một đứa con có chỉ số IQ cao là niềm hạnh phúc của các bậc phục huynh. Nhưng thực tế lại cho thấy, nhiều người thành đạt, có địa vị lại có chỉ số EQ cao hơn IQ.

EQ không phụ thuộc vào IQ và có thể hiểu như là phong cách sống của một con người. Năm 1995, Goleman-nhà tâm lý học Hoa Kỳ, đã đề xuất 7 tiêu chí để đánh giá chỉ số EQ, đó là:

- Có ý thức về khả năng của mình.

- Có động cơ phấn đấu.

- Kiên trì.

- Khả năng kiềm chế.

- Khả năng điều chỉnh cảm xúc.

- Sự thấu cảm.

- Tinh thần lạc quan.

Chỉ số EQ là chỉ số có thể thay đổi và phụ thuộc vào nhiều yếu tố giáo dục của xã hội và đặc biệt là của gia đình. Nói cách khác, bố mẹ với nỗ lực và ý thức của mình có thể nâng chỉ số EQ của con cao hơn

Dạy con từ lúc con con nhỏ, dù lúc trẻ chưa nói được, nhưng trẻ vẫn hoàn toàn hiểu được. Không thể chỉ giảng giải cho con 7 tiêu chí về EQ bằng ngôn ngữ và bằng lối sống, cách cư xử của bố mẹ mới là bài học rất thiết thực cho con.

Biết ý thức về khả năng của mình

"Ý thức về khả năng của mình”, là dạy cho con sự tự tin, biết rõ năng lực của mình. Nhiều bậc cha mẹ thường đánh giá khả năng của con quá mức khiến cho đứa trẻ tự cao, hoặc đánh giá quá thấp sẽ khiến cho đứa trẻ tự ti, hoài nghi vào khả năng của mình. Mỗi khi con vấp ngã, bị điểm kém, đừng chăm chăm la rầy con, mà biến đó thành cơ hội để luyện cho con động cơ phấn đấu, kiên trì vượt qua. Trong công việc của mình, khi gặp lúc khó khăn, bố mẹ cũng hãy cho con biết rằng mình đang cố gắng vượt qua. Khi con phạm sai lầm, bố mẹ vội quát tháo, la mắng thì không thể dạy con khả năng kiềm chế. Những xung năng bản năng phải được kiểm soát và bình tĩnh giải quyết vấn đề. Một đứa con đang buồn vì bị cô giáo mắng do tội đánh nhau tronng lớp. Về đến nhà, bà mẹ bực tức nói luôn: "Cô giáo xử như thế là đúng. Con đáng bị phạt”. Câu nói của bà mẹ như thế, chỉ làm cho xung năng tình cảm của đứa con  bốc lên một cách tiêu cực. Đứa trẻ sẽ phủ nhận, cãi lại. Chính sự không kiềm chế của bà mẹ dẫn đến sự không kiềm chế của đứa con. Khó hơn là khả năng điều chỉnh cảm xúc. Có thể nhìn thấy qua ví dụ: Một người đang rất buồn chuyện riêng, nhưng không làm ảnh hưởng đến không khí vui rất đáng cần có như trong tiệc cưới, sinh nhật. Trong phạm vi gia đình, bố mẹ cần phải điều chỉnh cảm xúc khi dạy dỗ con. Một đứa trẻ hư hỏng, nghịch phá, ông bố lại quá giận dữ, bà mẹ lại quá mềm mỏng. Cả bố mẹ đêù cần điều chỉnh cảm xúc, để đứa trẻ hiểu nó cần phải thay đổi hành vi như thế nào: Sự thấu cảm ở trẻ lại là lòng nhân ái, biết thương cả con vật, cây cỏ. Phát huy sự thấu cảm của con cái, bằng cách hướng dẫn trẻ biết cách giúp đỡ, chia sẻ với những người bất hạnh, kém may mắn. Và cuối cùng là tinh thần lạc quan. Một ông bố, bà mẹ luôn rên rỉ, trách móc cuộc đời thì đứa trẻ cũng dễ bị nhiễm không khí nặng nề đó.

Tóm lại, nếu IQ đánh giá về năng lực tư duy, duy lý, một điều kiện cần để thành đạt về mặt học thuật, thì EQ là yếu tố quyết định sự thành đạt về lối sống trong cuộc đời./.

Theo: Quangngai.gov.vn

Views: 1005 | Added by: ucmasgenius | Tags: EQ - Trí thông minh cảm xúc | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
TIN TUYỂN SINH
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
LỊCH ÂM DƯƠNG
TÌM KIẾM
ĐĂNG NHẬP

Copyright Công ty CP phát triển giáo dục Tài năng Việt © 2024