Main | Registration | Login | RSSThứ 6, 29/03/2024, 20:56

CON SẼ THÔNG MINH
NỘI DUNG
SLIDE ẢNH
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
[30/11/2011]
Đánh giá tâm lý vận động của trẻ bằng Test Denver II 
[28/10/2010]
Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Không chỉ là khả năng làm toán siêu tốc 
[09/10/2010]
Trẻ em làm toán siêu tốc 
[07/11/2010]
Nhân nhẩm "siêu tốc" - Con bạn cũng có thể làm được 
[29/08/2011]
CƠ HỘI ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ LÀM VIỆC TẠI UCMAS GENIUS CENTER 
UCMAS GENIUS
BÀI MỚI NHẤT
[25/12/2012]
MỜI QUÝ KHÁCH GHÉ THĂM NHÀ MỚI CỦA CHÚNG TÔI 
[23/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[22/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[06/11/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 12.2012 
[23/10/2012]
Lịch khai giảng các lớp Mỹ thuật - Tạo hình, chương trình khuyến học LỜI TRI ÂN (miễn 100% học phí trong 3 tháng cho các HS của Trung tâm) 
[23/10/2012]
Chương trình Khuyến học LỜI TRI ÂN 
[20/10/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 10.2012 
[22/09/2012]
Bộ môn KỸ NĂNG SỐNG tuyến sinh 
[02/09/2012]
Tư duy tích cực hay câu chuyện về nửa ly nước đầy 
[30/08/2012]
10 nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp 
XEM THEO TỪ KHÓA
Cuộc thi quốc tế số học trí tuệ lần phát triển tư duy thông minh trẻ em bí quyết thực phẩm giúp thông minh phát triển trí tuệ Bản đồ tư duy phát triển trí tuệ Trí thông minh cho trẻ trò chơi trí thông minh Suy ngẫm EQ - Trí thông minh cho trẻ Trí thông minh cảm xúc EQ bàn tính gảy số học trí tuệ ucmas tăng chiều cao kỹ năng sống Tieng Anh cham soc be nuôi dạy con EQ - Trí thông minh cảm xúc
CHIA SẺ LÊN MẠNG

Trang chính

Main » 2012 » Tháng năm » 11 » 9 cách tăng tự tin cho bé
09:14
9 cách tăng tự tin cho bé
1. Ngừng so sánh

Không bao giờ là ý tưởng tốt để so sánh bé nhà bạn với bé nhà người khác, ngay cả với anh chị em ruột của bé. Thay vào đó, nên tập trung vào những điểm khác nhau giữa các bé và để cho bé biết rằng, nhát cũng là một phần đặc biệt trong tính cách của bé. Điều này sẽ giúp thúc đẩy sự tự tin trong bé và làm bé thoải mái hơn trước mặt người khác. Vì vậy, nếu bé nhà bạn không thích thể thao nhưng có năng khiếu hội họa thì đó cũng là một điểm đáng khích lệ.

2. Cẩn thận với từ ngữ của bạn


Khi nói về tính nhút nhát của bé, bạn có thể dùng những cụm từ như "ngại”, "chưa quen”... thay vì bảo bé là "nhát lắm”. Tương tự, nếu bé nấp sau chân mẹ và từ chối chào khách, bạn cũng đừng vội thanh minh: "Con bé nhà mình nhát lắm”. Thay vào đó hãy nói với bé: "Chắc con nhớ cô Khanh chứ? Lần trước, mẹ đã đưa con tới nhà cô Khanh chơi rồi đấy”.

3. Là ví dụ tốt

Cha mẹ nên là tấm gương thân thiện trước mặt con cái. Vì thế, nếu bạn đưa con đi dự tiệc hay tới một đám cưới, bạn nên chủ động chào hỏi và dạy con chào hỏi cô bác xung quanh. Thậm chí, bạn có thể thu hút bạn bè của bạn trong một cuộc trò chuyện ngắn, ví dụ: "Bé Nhím nhà mình thích con thỏ bông này lắm, Nhím nhỉ?”. Các bé rất thích bắt chước cha mẹ; do đó, khi nhìn thấy cha mẹ hòa nhập với người khác thì điều đấy cũng như thông điệp ngầm báo với bé rằng không có gì phải sợ cả.

4. Có kế hoạch

Trước khi bạn đưa bé tới một nơi nhất định, nên giải thích chi tiết những gì hai mẹ con sẽ làm, những người hai mẹ con sẽ gặp gỡ ở đó... Chẳng hạn, trước khi đến một bữa tiệc sinh nhật, bạn nên nói cho bé xem sẽ gặp những ai, sẽ tặng quà gì và chơi những gì (ví dụ cùng hát bài Mừng sinh nhật, ăn bánh kem...). Nếu thích, có thể cho bé mang theo một món đồ chơi vì bé sẽ cảm thấy yên tâm hơn khi có người bạn ảo vỗ về.

5. Tham gia vào các nhóm nhỏ


Một bé mới biết đi sẽ cảm thấy quá sức nếu phải chơi với một nhóm đông. Vì thế, ở độ tuổi này tốt nhất chỉ nên cho bé chơi cùng một vài người bạn. Sau đó, khi bé bắt đầu thoải mái hơn, bạn có thể giới thiệu bé với nhiều bé khác hoặc cho bé chơi cùng một nhóm đông hơn.

6. Không cứng nhắc

Nghiên cứu cho thấy, nếu cha mẹ đẩy bé vào một nhóm chơi quá nhanh có thể làm bé sợ hãi nhiều hơn. Các bé nhút nhát rất bị xao động tâm lý trong các tình huống xã hội nhất định. Khi cha mẹ ép bé phải tham gia, điều đó chỉ làm bé lo lắng hơn và càng khiến bé không muốn thử tham gia trong thời gian tiếp theo. Nếu bé nói là không muốn chơi và cảm thấy sợ, bạn nên cho bé biết là có mẹ ở đây nhưng cũng không ép buộc bé.

7. Nhưng cũng tránh bảo bọc

Phụ huynh nên cho bé nhiều cơ hội để hòa nhập trong các tình huống mới. Nên nói với bé: "Mẹ sẽ chơi cùng con” hoặc "Mẹ biết con chưa quen nhưng cứ thử đi, mẹ sẽ ở bên con”...

8. Khen nỗ lực của bé

Ngay cả với sự tự tin nhỏ thì nên cho bé biết bạn tự hào về sự tiến bộ của bé.

9. Cho bé nhiều tình yêu

Cha mẹ cần luôn tạo cảm giác an toàn và yêu thương cho bé, vì như thế sẽ giúp bé phát triển tự tin và tự lập. Bé sẽ biết là mẹ luôn bên bé và sẵn sàng chìa tay giúp bé cảm thấy thoải mái với môi trường xung quanh. Vì thế, hãy chắc chắn rằng luôn tặng bé nhiều cái ôm và nụ hôn.

Phương Thảo

Views: 656 | Added by: ucmasgenius | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
TIN TUYỂN SINH
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
LỊCH ÂM DƯƠNG
TÌM KIẾM
ĐĂNG NHẬP

Copyright Công ty CP phát triển giáo dục Tài năng Việt © 2024