Main | Registration | Login | RSSThứ 5, 25/04/2024, 22:19

CON SẼ THÔNG MINH
NỘI DUNG
SLIDE ẢNH
PHÂN LOẠI
Để Bé thông minh hơn [9]
Những thông tin cần thiết giúp Bé thông minh hơn
BÀI ĐỌC NHIỀU NHẤT
[30/11/2011]
Đánh giá tâm lý vận động của trẻ bằng Test Denver II 
[28/10/2010]
Chương trình bàn tính và số học trí tuệ UCMAS: Không chỉ là khả năng làm toán siêu tốc 
[09/10/2010]
Trẻ em làm toán siêu tốc 
[07/11/2010]
Nhân nhẩm "siêu tốc" - Con bạn cũng có thể làm được 
[29/08/2011]
CƠ HỘI ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ LÀM VIỆC TẠI UCMAS GENIUS CENTER 
UCMAS GENIUS
BÀI MỚI NHẤT
[25/12/2012]
MỜI QUÝ KHÁCH GHÉ THĂM NHÀ MỚI CỦA CHÚNG TÔI 
[23/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[22/12/2012]
Chương trình khuyến học TIẾNG ANH mừng năm mới 2013 
[06/11/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 12.2012 
[23/10/2012]
Lịch khai giảng các lớp Mỹ thuật - Tạo hình, chương trình khuyến học LỜI TRI ÂN (miễn 100% học phí trong 3 tháng cho các HS của Trung tâm) 
[23/10/2012]
Chương trình Khuyến học LỜI TRI ÂN 
[20/10/2012]
Lịch khai giảng lớp UCMAS tháng 10.2012 
[22/09/2012]
Bộ môn KỸ NĂNG SỐNG tuyến sinh 
[02/09/2012]
Tư duy tích cực hay câu chuyện về nửa ly nước đầy 
[30/08/2012]
10 nguyên tắc sử dụng email chuyên nghiệp 
XEM THEO TỪ KHÓA
Cuộc thi quốc tế số học trí tuệ lần phát triển tư duy thông minh trẻ em bí quyết thực phẩm giúp thông minh phát triển trí tuệ Bản đồ tư duy phát triển trí tuệ Trí thông minh cho trẻ trò chơi trí thông minh Suy ngẫm EQ - Trí thông minh cho trẻ Trí thông minh cảm xúc EQ bàn tính gảy số học trí tuệ ucmas tăng chiều cao kỹ năng sống Tieng Anh cham soc be nuôi dạy con EQ - Trí thông minh cảm xúc
CHIA SẺ LÊN MẠNG
Main » 2010 » Tháng tám » 13 » Hãy ngủ trưa nếu muốn thông minh hơn
21:56
Hãy ngủ trưa nếu muốn thông minh hơn

Nếu coi não là một hộp thư thì giấc ngủ ngắn vào ban ngày giúp chúng ta dọn dẹp hộp thư đó. Đó là tuyên bố của Matthew Walker - một nhà khoa học của Đại học California, Mỹ - trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Vì sự tiến bộ của khoa học Mỹ, tại thành phố San Diego vào ngày 22/2. 

Những nghiên cứu về giấc ngủ trong nhiều thập kỷ qua cho thấy hoạt động nhắmmắt giúp con người tăng khả năng ghi nhớ và củng cố ký ức. Từ đó nhiều người cho rằng một giấc ngủ sâu vào ban đêm có lợi cho việc học tập hơn những giấc ngủ ngắn vào ban ngày.

Ngày nay các nhà khoa học đã tìm ra nguyên nhân tại sao ngủ khiến chúng ta tiếp thu thông tin dễ hơn. Khi con người thức, thông tin bị "nhốt" trong ký ức ngắn hạn ở thùy hải mã (hippocampus) trong não. Trong lúc chúng ta ngủ, thông tin di chuyển vào ký ức dài hạn trong vỏ não. Hiện tượng này không chỉ giúp não xử lý thông tin mới, mà còn giải phóng "kho chứa" để não tiếp nhận thông tin mới.

"Điều đó có nghĩa chúng ta chẳng những nên ngủ sau khi học, mà việc ngủ trước khi học cũng rất cần thiết. Giấc ngủ giúp não đạt tới trạng thái giống như miếng gạc khô để sẵn sàng hút thông tin", National Geographic dẫn lời Walker.

Để chứng minh nhận định trên, Walker và các đồng nghiệp mời 39 người trưởng thành tham gia một thử nghiệm. Họ được chia thành hai nhóm. Một nhóm ngủ khoảng 90 phút trước khi tham gia thử nghiệm, còn nhóm kia kia không ngủ. Sau đó các chuyên gia yêu cầu cả hai nhóm tiếp thu những thông tin mới và tổng hợp những điều mà họ nhớ được.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy nhóm không ngủ nhớ được ít thông tin hơn so với nhóm ngủ. Kết quả theo dõi hoạt động não tình nguyện viên cho thấy thùy hải mã của nhóm ngủ được "dọn dẹp" trong giai đoạn thứ hai - gọi là giai đoạn mắt cử động không nhanh - của giấc ngủ.

Phát hiện mới củng cố giả thuyết về lợi ích của những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người đều tiếp thu kiến thức nhanh và hiệu quả hơn sau những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Đó là tuyên bố của Sara Mednick, một giáo sư bệnh học tâm thần của Đại học California. Một số cá nhân có xu hướng chệnh choạng và mất phương hướng sau giấc ngủ ngắn do mắc hội chứng "ngủ quán tính".

"Biểu hiện tiêu biểu của hội chứng ngủ quán tính là chúng ta luôn thức giấc khi đang ngủ say. Do nhiệt độ trong não và lượng máu tới não đều giảm trong giai đoạn ngủ sâu, việc chúng ta thức giấc giữa chừng khiến não không kịp thích nghi với tốc độ làm việc nhanh. Trong trường hợp đó chúng ta nên nghỉ ngơi trước khi tiếp thu kiến thức", Mednick phát biểu. 

Theo: 
 Minh Long, vnexpress

Category: Để Bé thông minh hơn | Views: 492 | Added by: ucmasgenius | Rating: 0.0/0
Total comments: 0
Name *:
Email *:
Code *:
TIN TUYỂN SINH
KÍNH CHÀO QUÝ VỊ
HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN
LỊCH ÂM DƯƠNG
TÌM KIẾM
ĐĂNG NHẬP
Section categories
Để Bé thông minh hơn [9]
Những thông tin cần thiết giúp Bé thông minh hơn

Copyright Công ty CP phát triển giáo dục Tài năng Việt © 2024